Nét độc đáo trong bản sắc văn hoá dân tộc ở Hà Giang

Du lịch Hà Giang không chỉ phát triển bởi cảnh sắc phong phú mà nơi đây còn có nền văn hoá Hà Giang đa dạng mang đậm bản sắc dân tộc. Chính điều này đã đưa du lịch văn hoá Hà Giang ngày phát triển và thu hút được khách du lịch muôn nơi. Khi đến Hà Giang, du khách không chỉ nhìn ngắm cảnh sắc thiên nhiên mang lại mà còn tự mình khám phá và tìm hiểu bản sắc văn hoá của các dân tộc thiểu số nơi đây.

Đôi nét về văn hóa Hà Giang

Hà Giang nằm ở cực Bắc Tổ quốc là địa bàn sinh sống của 12 dân tộc anh em. Mỗi dân tộc mang đến cho Hà Giang một nét văn hoá độc đáo riêng mang đậm bản sắc dân tộc của mình. Kế thừa nền văn hoá cha ông, trải qua hàng ngàn năm lịch sử cùng quá trình sinh sống, lao động các tập tục, truyền thống tốt đẹp này được người dân bản địa bảo tồn và phát huy. Chính vì vậy, cho đến ngày hôm nay văn hoá Hà Giang trở nên đa dạng và đặc sắc góp một phần quan trọng vào du lịch Hà Giang.

Hiện nay, ở Hà Giang bên cạnh hệ thống các lễ hội mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc như lễ hội “Chợ tình Khau Vai” nổi tiếng với giá trị nhân văn sâu sắc còn có hơn 22 di sản văn hóa được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia như: chùa Sùng Khánh, di tích kiến trúc nhà họ Vương, danh thắng ruộng bậc thang Hoàng Su Phì, di tích lịch sử cách mạng Tiểu khu Trọng Con…cùng nhiều điểm đến mang giá trị văn hóa khác.

Với nền văn hóa đa dạng, khi đến Hà Giang du khách sẽ được trải nghiệm những nét độc đáo của văn hóa nơi đây.

Nét độc đáo văn hóa các dân tộc ở Hà Giang

Văn hoá Hà Giang được kết tinh từ nhiều nền văn hoá của các dân tộc sinh sống nơi đây. Đây là nơi lưu giữ nhiều tập tục truyền thống, nhiều nét văn hoá của các dân tộc. Nổi bật nhất ở đây là nền văn hoá của các dân tộc sau:

Văn hoá người Mông

Ở Hà Giang, người Mông chiếm đại đa số với hơn 31% các dân tộc trong tỉnh với hai nhóm chính là người Mông trắng và Mông hoa. Họ tập trung sinh sống chủ yếu ở các huyện miền núi phía Bắc với độ cao từ 800m đến 1700m so với mặt nước biển như Quản Bạ, Yên Minh, Mèo Vạc, Đồng Văn và hai huyện phía tây Hoàng Su Phì, Xín Mần. Người Mông cư trú xen kẽ với các dân tộc như Dao, Lô Lô, Tày, Nùng. Chính sự sinh sống xen kẽ này đã làm cho nền văn hóa của người Mông trở nên đa dạng khi giao thoa văn hóa với các vùng miền khác.

Với đời sống chủ yếu ở các dãy núi cao nên họ nổi tiếng với truyền thống canh tác trên các nương đá với hoạt động sản xuất chủ yếu là lúa, ngô. 

Điểm đặc sắc trong văn hóa truyền thống người Mông đó là sự đa dạng về trang phục. Người Mông họ rất giỏi trong việc đan lát nên trang phục của họ có nét đặc sắc riêng. Nam và nữ sẽ có những loại trang phục khác nhau và trong những dịp lễ hội sẽ có những trang phục riêng.

Gắn liền với đời sống của họ là sự kế thừa, phát triển các tập tục như tập tục thờ cúng, tập tục hôn nhân, tập tục tang ma và các lễ hội truyền thống khác như lễ hội Gầu Tào, chợ tình Khau Vai mang đậm bản sắc dân tộc khó phai mờ trong nhịp sống hiện đại ngày nay.

Văn hoá người Dao

Người Dao là một dân tộc sinh sống khá phổ biến ở Hà Giang. Khác với người Mông, người Dao có tập tính sống gần nguồn nước chủ yếu tập trung ở Hoàng Su Phì với các nhóm người như Dao đỏ, Dao trắng, Dao tiền, Dao áo dài, Dao lô giang.

Với địa hình sinh sống gần nguồn nước, tập trung nhiều ở lưng nên hoạt động canh tác chủ yếu của họ là hoạt động nông nghiệp trên các ruộng bậc thang với việc trồng trọt chủ yếu là lúa và tam giác mạch.

Chính bởi vì sinh sống với nhiều nhóm người Dao nên văn hóa của họ cũng khá phức tạp, gồm nhiều loại hình với ý thức tâm linh cộng đồng, mê tín dị đoan, quan niệm sinh sống và các hình thức nghi lễ khác nhau. Ở người Dao, lễ hội được đánh giá là đặc sắc và mang dấu ấn nhất đó chính là Lễ cấp Sắc dành cho nam giới, được người Dao gìn giữ, lưu truyền từ nhiều thế hệ. 

Văn hoá người Tày.

Ở Hà Giang, dân tộc Tày có số dân đông thứ hai sau người Mông chiếm khoảng 25% dân số trong toàn tỉnh. Địa hình sinh sống của họ ở các ven thung lũng, triền núi thấp vùng thượng du. Cụ thể chủ yếu ở các huyện Quang Bình, Bắc Quang, Xín Mần, Hoàng Su Phì và Vị Xuyên. Với địa hình như vậy hoạt động sản xuất nông nghiệp của họ chủ yếu là trồng lúa nước.

Điểm đặc sắc trong văn hóa người Tày đó chính là các lễ hội truyền thống. Một trong những lễ hội mang đậm văn hoá người Tày đó chính là lễ hội Lồng tồng, một lễ hội mang tính tập thể, sinh hoạt cộng đồng. 

Cùng nhà xe Hải Phú khám phá văn hoá Hà Giang?

Một trong những vấn đề ảnh hưởng đến trải nghiệm của du khách đó chính là phương tiện di chuyển. Với phương tiện hiện đại, sự phục vụ nhiệt tình cùng với am hiểu địa hình, văn hóa bản địa nhà xe Hải Phú sẽ đồng hành cùng du khách trên mọi cung đường của Hà Giang, tăng tính trải nghiệm của du khách. Hãy liên hệ với nhà xe Hải Phú qua hotline: 0945115588 – 0772 266866 hoặc qua Website: https://xehaiphu.vn/ để chuyến khám phá Hà Giang của bạn với thật nhiều trải nghiệm phong phú.

Với sự đa dạng trong nền văn hóa của các dân tộc sinh sống trên mảnh đất Hà Giang đã làm cho du lịch Hà Giang phát triển mạnh mẽ. Bên cạnh bảo tồn các giá trị truyền thống, du lịch văn hóa còn góp phần đưa văn hóa Hà Giang, tập tục tốt đẹp đến khắp mọi nơi, làm tăng giá trị trải nghiệm của du khách. Hãy cùng nhà xe Hải Phú chinh phục mọi cunng đường, khám phá văn hoá Hà Giang để thêm yêu mảnh đất này.